Truyện tình yêu ,lang man hay - Cập nhật hàng ngày những câu chuyện tình yêu truyen tinh cam lãng mạn, thắc mắc tình yêu giới tính, bí quyết đề có tình yêu ...
Hoàng hôn buông lơi núi đồi miền sơn cước, tôi nhấn ga tăng tốc, đường vắng bóng người. Tới đập Suối Hai tôi đã gặp em, cô bé chừng mười lăm, mười sáu tuổi, người phổng phao cân đối, đôi mắt nai tơ trong vắt. Nàng lơ đễnh nhìn mặt nước bao la phẳng lặng, như cố ý "trẫm mình"?
Đó là nàng, cô bé điên của tôi. Nàng ngước nhìn tôi vẻ ngơ ngác, như ước lệ rồi cứ thế trần truồng chạy tới ôm tôi khóc nức. Tôi ôm chặt lấy em trong cơn bi phẫn. Đêm đó tôi đưa em về nhà ra mắt người Mẹ Kế của tôi...
Rồi tôi lại ra đi và câu chuyện đã bỏ lại phía sau để bóng quá khứ với bụi thời gian khỏa lấp.
Mùa xuân năm ấy, nhận được giấy báo du học nước ngoài, tôi vội từ Hanoi về quê để từ biệt mẹ già và em Điệp "Cô bé điên" của tôi (Điệp là con bướm, mẹ đặt tên cho em).
Vừa tắt máy, dựng xe vào sân, em Điệp đã cười rạng rỡ, le te từ trong nhà chạy ra, ôm chặt lấy tôi, miệng reo lớn:
- Mẹ ơi, chồng con đã về, anh đã về!
Cúi xuống ôm chặt lấy em mà con tim tôi đau thắt. Mẹ tôi đang ở vườn sau vội bỏ dở công việc, lật đật chạy vào, thấy tôi, mẹ sững lại hỏi:
- Sao không vào nhà lại đứng đó ôm nhau?
Điệp cãi lại:
- Người ta yêu nhau thì có gì mà phải sợ ôm nhau giữa thanh thiên bạch nhật. Chỉ sợ những người dấm dúi mới cần nơi tăm tối, bóng đêm.
Tôi dìu em tới cùng ôm lấy mẹ, Điệp lại vùng ra, hai tay ôm chặt lấy mẹ và tôi, reo lớn:
- A ha, phải thế này chứ, hai ta phải ôm mẹ thế này mới là gà cùng một mẹ!
Tôi đưa tay vuốt những giọt nước mắt lăn trên đôi gò má của mẹ, nói:
- Thưa mẹ, con có tin vui muốn về hỏi mẹ?
- Tin gì, bây giờ chẳng còn có tin nào bằng việc cưới vợ cho anh!
- Thưa, con được ra nước ngoài du học...!
- Học trạng nguyên à?
- Thưa vâng!
- Bao nhiêu năm?
- Thưa, nhanh thì năm năm, còn lâu thì...
- Nước nào?
- Thưa, nước Pháp!
- Ừ nước Pháp, cái thằng thực dân cướp nước mình ấy, chính giặc Pháp đã bắt cha của anh làm du kích, ba năm giam cầm tra tấn nên mới phải chết trẻ. Sang đó cố mà học, đó cũng là cách trả thù cho cha ông. Còn nữa ở đó là xứ lạnh, phải giữ gìn sức lực?
- Thưa, vâng!
- Hãy vào trong nhà đã!
Vừa ngồi xuống bộ ghế tựa lắm nan bằng gỗ Lim, đen nhánh, mẹ lại hỏi:
- Ý anh đã quyết chưa?
- Thưa, con về hỏi mẹ?
- Bao giờ anh đi?
- Thưa, bảy ngày nữa là bay.
Mẹ tôi bèn lấy con dao cau đưa lên vành tai cắt đứt sợi chỉ buộc chiếc khuyên vàng rồi đặt vào tay tôi:
- Tôi cho anh chỉ vàng này sang đó bán đi mà mua áo ấm, mình là người xứ nóng chẳng chịu được lạnh. Hơn nữa anh cũng cần phải giữ gìn sức khỏe để học hành!
Tôi nhìn người mẹ mà mắt tôi nhòa lệ. Mẹ vẫn nắm chặt tay tôi bắt giữ lấy chiếc khuyên, của hồi môn ngày mẹ về với cha tôi. Mắt người rưng lệ, nói:
- Nói thật, tôi với anh là mẹ gà con vịt, cảnh Dì ghẻ Con chồng, người xưa có câu: "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời Dì ghẻ đã thương con chồng". Nếu từ tấm bé anh không phải là đứa trẻ sáng dạ thì cũng như bao trẻ khác phải chăn trâu cắt cỏ...
Dừng lại giây lâu, mẹ lại nói tiếp:
- Nay được đi học quan trạng thì đó là phúc phận nhà anh, cha mẹ anh trên trời hẳn phải ngậm cười. Nhưng anh đi rồi, bỏ lại một người già và một con dở. Tôi thì khỏi lo, nếu không phải giữ lấy mồ mả tổ tiên thì tôi đã về Hà Đông với em của anh lâu rồi, nó là con đẻ của tôi và cha anh...
- Thưa mẹ hay là...
- Anh đừng nói, hãy nghe tôi, anh và cái Điệp không thành phu thê được, xấu hổ lắm.
- Thưa mẹ, con ra nước ngoài sẽ cố gắng lao động kiếm thêm tiền để nuôi mẹ và em Điệp!
- Cái ăn thì khỏi lo, năm sào ruộng đó, ngoài ra các em anh nó trợ cấp. Nhưng không ai như anh, người ta bảo, trông anh mặt mũi khôi ngô, lại giỏi giang là thế, ấy vậy mà lại đi tằng tịu với một con điên giữa đường giữa chợ để bây giờ "đa mang phải đèo bòng", mặc dù con bé đẹp thật, ít người bì kịp.
- Thưa, Điệp gặp con quả là giữa đường giữa chợ, nhưng em thật đáng thương nên con mới không hỏi mẹ mà đưa em về, mong mẹ mở lòng hải hà mà cưu mang em. Vả lại dường như Điệp cũng thương con nên mới theo con thui thủi và từ đó chẳng bỏ đi!
Mẹ tôi thở dài thườn thượt như trút đi gánh nặng, hai hàng nước mắt mẹ chan chứa. Điệp ngồi thần thượi từ bấy lắng nghe, bỗng bật đứng lên nhảy lò cò tới ôm lấy mẹ tôi rồi lại tới ôm cổ tôi, líu lo: "Chót đa mang thì phải đèo bòng... là lá la la, chót đa mang thì phải đèo bòng". Rồi nàng nằm vào lòng tôi nũng nịu:
- Mua bòng cho em đi, bòng của em đâu?
Tim tôi se lại, thắt đau. Ôm lấy em mà nước mắt lã chã rơi làm mặt em đẫm nước. Mẹ tôi quát:
- Điệp đứng dậy để anh còn nói chuyện với mẹ!
Điệp chồm vội dậy ngồi sang ghế bên, tay em chống cằm nghe ngóng. Mẹ tôi tiếp:
- Anh thấy đó, con bé lúc tỉnh lúc mê, hơn nữa trông nó như đứa trẻ mới mười lăm, mười sáu tuổi đăng kí kết hôn là không được... Được cái con bé phổng phao, nếu anh cố tình thì em con chú anh là chủ tịch xã vả lại ai mà biết được tuổi tác của cái Điệp?
Đêm ấy mẹ tôi nhường buồng trong cho tôi, còn mẹ và Điệp ra ngủ phòng ngoài. Nửa đêm Điệp vào leo lên giường ôm chặt lấy tôi. Người em trần truồng, trắng mịn, tóc lựng hoa chanh, thơm ngậy mùi da thịt đời con gái khiến tôi chẳng cầm lòng...
Sau những phút giây đê mê, yêu thương đằm thắm, em rùng mình nằm vật, người em mềm nhũn, lâu sau em trườn lên bụng tôi nằm sấp, nước mắt em thánh thót rơi xuống ngực tôi, nóng hổi. Sáng sớm, mẹ gọi tôi dậy mặc cho Điệp ngủ:
- Thôi cứ cưới cái Điệp để người khỏi dị nghị?
- Thưa mẹ, không kịp rồi mai con phải về Hanoi để hoàn tất thủ tục cùng đoàn du học.
Chiều ấy mẹ tôi mời mấy anh em nội tộc tới bàn bạc rồi mổ gà, làm ván xôi cúng tế, cầu cho tôi chân cứng đá mềm, đi đến nơi về đến chốn, đỗ đạt "trạng nguyên". Tiện thể người nói:
- Cậu cả nhà tôi mai phải về Hanoi để kịp du học, cháu có nói với tôi, trăm sự nhờ các bác các chú ở nhà!
Ông bác tôi, nói:
- Việc học hành là quan trọng, cứ yên chí cháu ạ, ở nhà đã có chúng tôi...!
Thế rồi chẳng biết tỉnh hay mê, Điệp lăn ra giữa nhà khóc thảm, miệng gào:
- Không, không được đi, em đẻ con cho anh thì ai nuôi, Điệp không cho anh đi, không cho anh đi!
Thím tôi cũng không cầm được nước mắt, cúi xuống đỡ em, nhưng Điệp rãy nảy:
- Không được động vào tôi, chỉ có chồng tôi thôi!
Chạy lại nâng em dậy, Điệp lại ôm chặt lấy cổ tôi khóc thút thít làm tấm áo trắng sơ mi của tôi loang lổ nước mắt em. Thím tôi vừa cho miếng trầu vào miệng lại bỏ ra:
- Anh đi, vậy còn cái Điệp tính sao, điên điên dại dại, con dâu không phải, con gái cũng không?
Nói rồi thím tôi nắm lấy tay tôi và Điệp đưa tới trước ban thờ bắt đứng đó. Cả nhà đang ngơ ngác thì lát sau thím tôi trở lại, trên tay bà là một vòng hoa kết vội, những bông hoa ngọc lan trắng thật xinh, bà chụp lên đầu Điệp, rồi bà tiến lại trước mặt mẹ tôi và ông bác, ông cậu:
- Em xin lỗi anh và chị nhất là lại có cả cậu cháu ở đây. Thôi thì cháu nó chẳng lấy được một thê tử như người ta, nay cháu đã đưa cái Điệp về nhà và đã động phòng hoa chúc. Thiết nghĩ đó là duyên số. Nay em muốn bác cả tác thành cho hai cháu nên nghĩa vợ chồng để từ nay cháu nó có Vợ và cái Điệp là dâu con...!
Điệp buông vội tay tôi, em lò cò nhảy xung quanh rồi bỗng ôm chặt lấy cổ tôi hôn đánh chụt rồi quay phắt mặt lại phía các bậc trưởng thượng, nói:
- Các người mới điên, người ta là gái có chồng, đêm qua người ta đã ngủ với nhau để sinh con cái, nay còn bày vẽ, thử hỏi sao cứ phải bái lạy rồi ôm hoa, xe đưa xe đón để rồi vẫn ngoại tình, vẫn bỏ nhau, để con cái khổ. Tổ tiên, Trời Đất biết sao không giữ lại, không đánh chết họ đi...!
Tôi sợ hãi vội bịt miệng rồi ôm chặt lấy em từ từ quỳ xuống... chúng tôi đã bái lạy tổ tiên và thiên địa. Khi đứng lên chẳng hiểu vì sao, Điệp vùng bỏ chạy vào buồng trong nằm ôm vòng hoa khóc thút thít?
*
Bảy năm đã trôi qua, hôm nay từ Hymalaya tôi từ biệt Thầy tôi để hạ sơn sau gần bốn năm đằng đẵng lưu lạc xứ này để trở thành một Đại Lạt Ma Tôn Sứ giả của tam đạo Lama Tây Tạng và hình thành luận thuyết về Vũ Trụ sơ khai và những lí giải về loài người.
Những năm tháng đằng đẵng bị hóa hoang, ăn hang ở lỗ với Người Rừng để rồi được các Lama cứu rỗi và được nhập đạo... tập xuất hồn minh triết trên các tầng trời. Đó là nội dung để tôi bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ mà đại học Sorbonne giao phó.
Những biến cố phi thường đời một tu sĩ trầm mình trong hoang động, được kiểm chứng những điều mà nhân loại cho là huyền bí, được minh triết, thấy được quá khứ của mình. Những năm tháng ấy đã cho tôi thỏa chí để hoàn thành xuất sắc luận văn "Nền Văn Minh Tây Tạng sau Thichca Mauni".
Đêm Hymalaya tĩnh lặng vô biên, bước vào đại định thì bỗng tiếng kêu cứu của Điệp lại vang lên thảm thiết: "Không, anh không được đi, em còn đẻ con cho anh..." đau xé lòng tôi. Ra khỏi tham thiền, sư bá tôi, Đại đức AJo ngồi đối diện, ngài nói:
- Trở về với đời thường, nếu xảy ra những biến cố bất hạnh, con cũng đừng oán trách Trời Đất. Bởi Trời Đất sinh ra chúng ta, oán trách người là oán trách Mẹ Cha. Cũng đừng dùng sức học của mình từ Võ công tới Huyền thuật mà báo oán báo thù sẽ gây thêm nghiệp chướng.
Bởi con trước hết là một Lạt Ma thờ Phật. Cái gì buông được thì buông, tha được thì tha. Vả lại con phải sống, sống thật tốt như một người Chân chính để viết về Vũ Tru, về Loài người và về chúng ta, lũ Thầy chùa nơi núi thẳm không phải là vô ích.
Và hơn hết là sau bốn mươi năm nữa con phải trở lại nơi này với bào muội của ta và nói với chúng ta rằng con đã sống xứng đáng là một người chân chính!
Tôi hiểu được câu nói sâu sa ấy và vẫn khắc cốt ghi tâm. Không trở lại Paris để bảo vệ luận văn, tôi về Hanoi. Hanoi đây rồi sau bao năm xa cách. Về tới nhà, con tôi, Trung Thành, sáu tuổi ôm lấy tôi khóc nức:
- Bố ơi, mẹ chết rồi, mẹ chết đuối ở hồ Suối Hai.
Tôi ôm con mà lòng đau như cắt. Đêm ấy mẹ tôi tỉ tê: "Con đi được mười tháng thì mẹ nó trở dạ đẻ, phúc đức nhà mình thằng bé nặng hơn bốn cân, đến nỗi nhà thương người ta phải bắt tôi kí vào cam đoan rằng cứu mẹ bỏ con vì thằng bé ương ngạnh cứ nằm trong bụng mẹ cả ngày không chịu ra. Người ta phải lấy móc kẹp vào đầu con mới lôi ra được.
Rồi thằng bé như hờn giỗi với đất trời, lúc thoát thai chẳng khóc, chẳng cười, người tím ngắt cả ngày nằm trong lồng kính, thở bằng oxi người thằng bé mới hồng hào trở lại. Mẹ nó cứ ôm con mà gào lên: "Anh ơi mau về đi, con mình sống lại rồi...".
Thằng bé ba tuổi, một hôm Điệp cứ ngắm con rồi khóc nức nở "Anh ơi, con giống anh lắm" mà thằng bé giống anh thật, tôi nghĩ chẳng cần phải thử "máu" thì cũng biết đây là con anh cả mười phần.
Nhưng dường như bệnh tình ngày một tăng, mặc dù vẫn uống thuốc của thầy lang, nhưng cứ vào tuần trăng là lại lên cơn, lại cởi hết quần áo chạy khắp làng khắp xã. Thằng bé chạy theo mẹ ngã sấp ngã ngửa. Rồi càng ngày bệnh tình Điệp càng trầm trọng.
Khi thằng bé năm tuổi thì mẹ nó bỏ nhà ra đi lang thang khắp làng trên xóm dưới, tới đâu cũng chỉ một câu: "Có thấy chồng tôi ở đâu không... chồng tôi đi học trạng nguyên xa lắm mãi không về", hỏi cả con suối con khe và cây cao bóng cả ở trong rừng.
Nhiều kẻ thấy nó xinh đẹp còn dở trò ve vãn, vì thế mà thảm cảnh mới xảy ra. Rồi một đêm Điệp trở về ngủ ở gốc cây rơm, thằng bé thấy hơi mẹ, đang ngủ vùng dậy chạy ra ôm mẹ khóc nức nở rồi vào bếp đem cơm và nướng khoai ra cho mẹ bóc ăn, hai mẹ con bón cho nhau nhìn mà ứa nước mắt.
Một hôm mẹ nó lại trần truồng đi dưới ánh trăng, thằng bé biết không thể giữ được mẹ, nó vào lôi quần áo của mẹ nó rồi lẽo đẽo theo sau, tôi dúi vào tay con đĩa xôi nếp và mấy miếng thịt gà cúng rằm tháng bảy phần mẹ nó. Hôm sau đưa mẹ về thằng bé người lấm như trâu đằm, hỏi thì nó bảo:
- Cháu phải kéo mẹ cháu từ dưới mương nước lên, vì mẹ muốn tắm. Cháu lấy lá khoai múc nước tắm rửa sạch sẽ cho mẹ rồi mới mặc quần áo.
*
Đêm ấy con ôm chặt lấy tôi khóc nức:
- Bố ơi, bây giờ con làm sao để có mẹ?
- Không sao con ạ, bố cũng không có mẹ từ khi bằng tuổi con. Chúng ta là đàn ông, phải cứng rắn và phải học thật giỏi để mẹ yên lòng nằm nghỉ!
- Bố có thể xin cho con vào lớp ba được không, con học lớp một chán lắm, con chỉ ngủ gật, toán lớp ba cũng dễ èo, con làm được cả toán lớp bốn, thật đó.
Điều này thì tôi đã biết và con tôi đã nói thật. Tôi hỏi:
- Ngày mẹ ra đi lần cuối, con không biết sao?
- Hôm ấy con đi thi học sinh giỏi của tỉnh nên không có nhà. Trở về thì thấy mẹ nằm sóng sượt trong cỗ quan tài, người ta mở tấm che mặt cho con nhìn mẹ lần cuối. Con xin lỗi bố, lúc ấy con không có nước mắt để khóc!
- Con có xấu hổ khi có người mẹ "điên" không?
- Một lần bạn con cũng hỏi thế, con bảo, mẹ tớ điên nên phải cố học để sau này làm thầy thuốc chữa cho mẹ. Mẹ bạn không điên vì thế bạn mới không cần học. Bởi hôm ấy toán con được điểm mười, còn bạn ấy được có năm!
Tôi ôm chặt lấy con như ôm hòn báu ngọc. Điệp ơi, em cứ ngủ ngon, con ta sẽ khôn lớn bằng người. Lại ôm chặt lấy đứa con yêu, hòn máu của tôi hòa với máu của người đàn bà điên, em Điệp. Nguyễn Trung Thành con hỡi, gắng học giỏi để mẹ ngậm cười nơi chín suối nghe con.
Câu chuyên về Điệp vì sao lại chết ở hồ suối hai là một tấn thảm kịch: Nàng đi tìm tôi khắp xóm trên làng dưới. Lần ấy nàng đến bên hồ, nơi tôi cùng nàng đã gặp nhau, đang thơ thẩn gọi tên tôi thì có một bọn người đàn ông đi tới. Chúng dỗ dành nàng theo chúng để đi tìm chồng và thế là nàng đi theo. Tới một khu rừng dứa, chúng bắt ép nàng ngủ với chúng. Nàng vùng chạy được, khi tới cầu xả nước, nàng gieo mình xuống đó tự tử. Mùa ấy nước cạn nên va vào đá chân cầu và nàng đã ra đi để không bao giờ trở lại...
Nhưng với tôi lần lượt ba thằng khốn ấy sẽ không tránh khỏi đòn trừng phạt... Nhưng rồi lại nghĩ đến lời dặn dò của Sư bá, Đại đức AJo, người đã khổ công rèn luyện tôi trong những ngày Mật tu nơi Xứ tuyết để rồi tôi từ một thư sinh yếu đuối nay đã trở thành một người mạnh mẽ hơn lẽ nào tôi lại không nhớ đến lời người.
May thay công an nơi ấy đã mở lại hồ sơ và cho biết, những người này chưa làm nhục nàng nhưng chúng đã phải chịu tội hình của bầy dã thú trước pháp luật. Quay lại ôm chặt lấy con mà lòng tôi như sóng biển thét gào... Đêm lặng trôi!